Beautiful Hair

Bổ xung vi chất dinh dưỡng còn thiếu thế nào đúng cách?

Vi chất dinh dưỡng là gì?

Thiếu vi chất dinh dưỡng nên bổ sung như thế nào đúng cách?

Vi chất dinh dưỡng là những chất dinh dưỡng mà chúng ta cần lượng nhỏ hàng ngày để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Nó có vai trò vô cùng quan trọng:

  • Tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, vào các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể…
  • Duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoóc-môn, dịch tiêu hóa…
  • Cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của con người.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C và các vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K.
  • Các chất khoáng như sắt, kẽm, iốt, đồng, mangan, magiê.

Triệu chứng khi bị thiếu vi chất dinh dưỡng

Trong các loại vi chất dinh dưỡng, vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất thường rất dễ bị thiếu. Thiếu mỗi loại vi chất thường có biểu hiện khác nhau.

1.Thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A

  • Cơ thể mệt mỏi, lười vận động
  • Mắt bị khô, ít nước mắt, sợ ánh nắng mặt trời
  • Giảm chức năng thị lực, hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa
  • Sức đề kháng suy giảm

2.Thiếu sắt

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng
  • Da xanh xao, nhợt nhạt; môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng.
  • Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu nên sẽ có triệu chứng khó thở.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu sắt
  • Rụng tóc

3.Thiếu i-ốt

Thiếu i-ốt

  • Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
  • Phì tuyến giáp
  • Táo bón
  • Da khô, bong tróc
  • Miễn dịch kém
  • Tăng cân bất thường

4.Thiếu kẽm

  • Rụng tóc, móng tay dễ gãy giòn
  • Thường xuyên nhiệt miệng, răng kém bóng sáng
  • Xuất hiện mụn hoặc một số vấn đề ở da
  • Xương yếu

Cần làm gì khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng?

Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, sa sút trí tuệ, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành…. Vì thế, bạn cần bổ sung vi chất dinh dưỡng hàng ngày bằng thực phẩm hoặc thuốc.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm

Bổ sung vi chất dinh dưỡng bằng thực phẩm

Cải thiện bữa ăn hàng ngày đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Trong đó:

  • Vitamin A: thịt, gan, cá, trứng gà, sữa, bơ, kem; các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, rau màu thẫm; dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
  • Sắt: thịt bò, trứng, gan, ngao, sò, ốc, hến, đậu cô ve, đậu nành; các loại rau có lá và bột ngũ cốc; …
  • Vitamin D: dầu gan cá, nhất là ở các loài cá béo, bột ngũ cốc, sữa.
  • Canxi: tôm, tép, cua, cá, rau dền, mùng tơi, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa…
  • Kẽm: thủy- hải sản (hàu, sò, ngao, tôm, cua); gan động vật, lòng đỏ trứng và thịt nạc; thực phẩm họ đậu.
  • Vitamin B1 dồi dào có trong các loại hạt họ đậu
  • Vitamin B2 có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, sữa, các loại rau, đậu
  • Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc
  • Vitamin B9 có trong các loại rau xanh, nấm, đậu, củ, quả, ngũ cốc, thịt và phủ tạng động vật (gan bò, gan gà)
  • Vitamin B12 chủ yếu trong thịt và sản phẩm từ sữa.

Bổ sung thiếu vi chất dinh dưỡng bằng thuốc

Bổ sung thiếu vi chất dinh dưỡng bằng thuốc

Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Bố mẹ cần tích cực mang con tham gia ngày vi chất dinh dưỡng để được sử dụng vitamin A hoặc mọi người chủ động mua và uống viên sắt, viên đa vi chất hoặc bột bổ sung đa vi chất. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng hiện đang là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 – 2020. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường vi chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là những giải pháp cấp bách giúp bạn có thể trạng khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

hien-tuong-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong
Hạ đường huyết và cách phòng tránh tốt nhất

Nguyên nhân gây hạ đường huyết Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng phổ […]

hoi-chung-buong-trung-da-nang-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-toi-uu
Buồng trứng đa nang: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh lý rối loạn liên […]

roi-loan-tien-dinh-nguyen-nhan-va-bien-phap-cai-thien
Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Biểu hiện hội chứng rối loạn tiền đình Tổng hợp các thông tin chi tiết về bệnh rối loạn tiền […]

benh-noi-tiet-o-phu-nu-la-gi-do-tuoi-nao-mac-phai-roi-loan-noi-tiet
Bệnh rối loạn nội tiết ở phụ nữ và những điều bạn nên biết

Bệnh nội tiết ở phụ nữ là gì? Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ là hiện tượng cơ […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm