Beautiful Hair

Tìm hiểu: Cấu tạo và quá trình sinh trưởng của tóc


Khi gặp các vấn đề về tóc, chúng ta chỉ quan tâm làm thế nào để phục hồi nhanh nhất mà quên đi việc tìm hiểu cấu tạo của sợi tóc. Thực tế, việc hiểu biết một cách khoa học về sự hình thành, cấu trúc sợi tóc sẽ giúp giảm bớt chi phí hàng tháng trong việc chăm sóc tóc. Đồng thời, cũng giúp bạn hiểu vì sao tóc bị hư tổn, không bóng mượt hay có nhiều màu tóc trên thế giới.

1. Cấu tạo của sợi tóc

Thành phần chủ yếu trong sợi tóc gồm chất sừng keratin chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất. Tóc được chia làm 2 phần chính là chân tóc và thân tóc.

  • Chân tóc (nang tóc)

Là phần bầu hình chén dưới da đầu, có chứa nhiều mạch máu li ti. Nang tóc dính chặt da đầu để những dưỡng chất sẽ theo những mạch máu đó nuôi dưỡng tóc. Đây cũng là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra. Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (tuyến dầu/tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang, từ đó giúp tóc “dựng lên”.

  • Thân tóc

Cấu tạo của sợi tóc có 3 lớp: biểu bì, lớp giữa và tủy tóc.

– Lớp tủy (medulla): phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và không khí. Trường hợp sợi tóc của bạn quá mỏng sẽ không có lớp tủy.

– Lớp giữa (cortex) : bao gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố melanin – chất tạo màu cho sợi tóc. Đây là phần có khả năng quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc.

– Lớp biểu bì (cutin) : phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5 – 10 lớp keratin trong suốt, xếp chồng lên nhau như vảy cá. Chúng có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất hoặc tác động ngoại sinh. Giữa các vảy keratin có chất kết dính KIT và lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc không thấm nước. Đây là lớp quyết định độ bóng mượt của mái tóc.

2. Tại sao lại có nhiều màu tóc trên thế giới?

Như đã nói ở trên, màu tóc cũng dựa vào cấu tạo của sợi tóc, nhất là phần lớp giữa của thân tóc. Bạn sở hữu màu tóc nào là do 2 loại melanin: eu-melanin (sắc tố tự nhiên, có màu nâu đến đen) và pheomelanin (sắc tố đỏ) quyết định. Nhìn chung, nếu càng có nhiều sắc tố eu-melanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại.

Tỉ lệ melanin thay đổi theo thời gian, vì vậy màu tóc cũng dần thay đổi theo độ tuổi. Càng lớn tuổi, sắc tố càng giảm, màu tóc nhạt dần. Khi mất hết các sắc tố, tóc sẽ bạc trắng. Bên cạnh đó, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng nhiều tới màu tóc.

3. Quá trình sinh trưởng của tóc

Mỗi sợi tóc đều phải trải qua chu kỳ sinh trưởng. Chu kỳ này gồm 3 giai đoạn kéo dài khoảng từ 3 – 6 năm. Tóc mọc dài ra khoảng 1cm/tháng và phát triển chậm lại khi độ dài của tóc lớn hơn 25cm.

– Anagen (Giai đoạn phát triển): Khoảng 85% số tóc trên đầu đang ở giai đoạn này, kéo dài từ 3 – 6 năm.

– Catagen (Giai đoạn chuyển tiếp): Khi tóc phát triển đạt đến độ dài tối đa sẽ bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn này, nang tóc co lại khoảng 1/6 đường kính so với bình thường.

– Telogen (Giai đoạn nghỉ). Sau giai đoạn chuyển tiếp, tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ kéo dài 5 – 6 tuần. Khoảng 10 – 15% tóc trên đầu ở giai đoạn này và gần cuối, nang tóc tái khởi động một chu kỳ phát triển tóc mới.

Khi bạn phát hiện thấy tóc rụng nhiều trong phòng tắm, lược chải đầu, tóc vương trên gối, ga giường, rơi trên sàn nhà và trên áo bạn… Đó là lúc bạn đang đối diện với sự rối loạn chu kỳ sinh sản sợi tóc.

Khi cấu trúc tóc thay đổi, việc cần làm là chăm sóc tóc, nuôi dưỡng nang tóc và da đầu để chặn đứng chứng rụng tóc bất thường. Điều này giảm rủi ro cao chứng hói đầu sau này. Nhiều người chỉ chăm sóc cho thân tóc (trong khi đây là phần chết) mà không quan tâm đến nang tóc và da đầu. Đây là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng và độ bóng khỏe của mái tóc.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu qua phần nào về cấu tạo của sợi tóc. Bạn cũng cần nắm rõ chu kỳ sinh trưởng của sợi tóc để chủ động chăm sóc tóc tốt hơn. Nếu sớm phát hiện sớm triệu chứng rụng tóc và điều trị kịp thời thì hói đầu sẽ không trở thành nỗi lo lớn và sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

lam-the-nao-de-chua-toc-hoi-chu-m-hieu-qua
[Tư Vấn]: Làm thế nào để chữa tóc hói chữ M hiệu quả?

I. Tóc hói chữ M xảy ra do đâu? Tóc hói chữ M là hậu quả của quá trình rụng […]

nhung-dieu-can-biet-khi-co-dau-hieu-rung-toc-tung-mang
Những điều cần biết khi có dấu hiệu rụng tóc từng mảng

I. Rụng tóc từng mảng là gì? Rụng tóc từng mảng là tình trạng tóc ở một số vùng da […]

tim-hieu-tu-a-den-z-phuong-phap-cay-toc-tu-than
Tìm hiểu từ A đến Z phương pháp cấy tóc tự thân

I. Cấy tóc tự thân là gì? Cấy tóc tự thân là phương pháp thẩm mỹ đơn giản giúp người […]

seo-bam-sinh-tren-da-dau-co-moc-toc-duoc-khong
Sẹo bẩm sinh trên da đầu có mọc tóc được không?

1. Những loại sẹo trên da đầu Có một số hình dáng sẹo phụ thuộc vào độ sâu, vị trí […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm