Beautiful Hair

Hạ đường huyết và cách phòng tránh tốt nhất

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Hien-tuong-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong

Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng phổ biến.

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có khi cơ thể bị đói trong thời gian dài mới gây ra hạ đường huyết. Thực tế, nó còn nhiều nguyên nhân khác:

  • Giảm cân không đúng cách, để mình rơi vào chứng chán ăn tâm lý
  • Rối loạn hormone bẩm sinh
  • Có khối u hoặc bệnh lý ở tụy
  • Bệnh nhân mắc tiểu đường
  • Tăng insulin đột ngột sau phẫu thuật hoặc làm việc quá sức
  • Do uống một số loại thuốc điều trị bệnh gan, thận…
  • Uống nhiều rượu, rối loạn trao đổi chất

Triệu chứng của bệnh nhân bị tụt đường huyết

Triệu chứng của bệnh nhân bị tụt đường huyết

Thông thường, bệnh nhân bị hạ hay giảm đường huyết nhẹ có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Đói, Vã mồ hôi
  • Chân tay run, lo lắng, bồn chồn

Trong trường hợp hạ đường huyết nặng, lượng đường trong máu quá thấp sẽ có thêm các triệu chứng như:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Mệt mỏi, đi lại không vững
  • Lú lẫn và ngất

Giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Nhiều người rất chủ quan khi bị tụt đường huyết mà không biết nó có thể gây nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho người bệnh.

Giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu của giảm đường huyết dần dần nặng hơn sẽ xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau. Khi đó, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém. Bệnh nhân dễ bị sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn… vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong.

Ngoài ra, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu ô xy não quá lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh sau này. Họ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh. Không ít bệnh nhân bị tổn thương não do hạ dường huyết quá nặng nề nên dù được cứu nhưng lại phải sống thực vật.

Sơ cứu và điều trị hạ đường huyết như thế nào?

Sơ cứu và điều trị hạ đường huyết như thế nào?

Sơ cứu kịp thời và đúng cách là “thời điểm vàng” giúp bệnh nhận thoát khỏi nguy hiểm nên các bạn cần chú ý.

  • Nếu ở mức độ nhẹ và trung bình, bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo:  Cho uống ngay nước đường hoặc nước hoa quả chứa đường. Sau đó, cho bệnh nhân ăn bổ sung bánh ngọt, sữa… để bổ sung glucose. Tuy nhiên, không dùng loại đường hóa học dành riêng cho người đái tháo đường.
  • Nếu ở mức độ nặng và bệnh nhân ngất hoặc rơi vào hôn mê cần chuyển đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ, có thể dùng thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch tùy vào tình trạng từng người.

Cách phòng tránh hạ đường huyết đột ngột

Cách phòng tránh hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn ghi nhớ các lưu ý sau:

  • Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
  • Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa ăn không cách nhau quá 3- 4 giờ. Kiểu ăn này giúp đường huyết không bị hạ cũng như kiểm soát được khối lượng thực phẩm dung nạp mỗi lần ăn.
  • Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, bệnh lý tụy, gan, thận….
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế.
  • Có chế độ tập luyện thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ.

chuẩn bị đồ ngọt khi có dấu hiệu tụt đường huyết

  • Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như: bánh, sôcôla, sữa… trong túi để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, caffein, thuốc lá
  • Giữ cân nặng hợp lý, tinh thần thoải mái

Hy vọng, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về hạ đường huyết cũng như cách xử lý khi gặp tình trạng này. Các bạn hãy tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

cach-pha-thai-bang-rau-ram
Phá thai bằng rau răm có an toàn cho sức khỏe sinh sản?

Tại sao có thể phá thai bằng rau răm? Rau răm là loại rau thơm được sử dụng phổ biến […]

cac-loai-benh-xuong-khop-thuong-gap-trong-cuoc-song
Các chứng bệnh xương khớp thường gặp

Bệnh thoái hóa khớp Bệnh thoái hóa khớp là quá trình lão hóa sụn, xương, tổ chức ở khớp và […]

benh-lupus-ban-do-co-lay-khong
Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh Lupus ban đỏ là gì? Bệnh Lupus ban đỏ hay còn có tên gọi khác là bệnh lupus là […]

diem-mat-cac-chung-benh-cua-dan-van-phong-thuong-xuyen-mac-phai
6 Chứng bệnh thường gặp của dân văn phòng

Thoái hóa đốt sống cổ Khi bạn ngồi làm việc với một tư thế cố định, ngồi sai tư thế […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm