Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện
Biểu hiện hội chứng rối loạn tiền đình
Tổng hợp các thông tin chi tiết về bệnh rối loạn tiền đình
Biểu hiện đặc trưng có thể dễ dàng nhận biết chứng rối loạn tiền đình chính là chóng mặt đi kèm theo hoa mắt, mất thăng bằng,… nhất là vào buổi đêm về sáng. Lúc này người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh đều thấy mọi thứ không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu bị nhẹ, người bệnh vẫn có thể đứng được dậy nhưng lại dễ bị ngã, còn nếu bị nặng, họ chỉ có thể nằm được 1 tư thế, không ngồi dậy được, buồn nôn và mọi thứ quay cuồng. Khi tỉnh táo, đầu không có cảm giác đau nhức nhưng nặng trĩu, sợ ánh sáng, tiếng động mạnh, huyết áp hạ, mạch đập nhanh và người khá là mệt mỏi.
Bệnh có thể diễn biến trong trong thời gian ngắn rồi hồi phục nhưng rối loạn tiền đình cũng có thể kéo dài để lại nhiều hệ lụy như ù tai, buồn nôn, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình rất đa dạng:
- Do thiếu máu, tai biến, huyết áp thấp và mắc các bệnh về tim mạch,… điều này gây tắc nghẽn mạch máu.
- Một số người bị rối loạn tiền đình do lo lắng căng thẳng, stress, mất ngủ, áp lực công việc trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Đặc biệt là khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại, hệ thống tiền đình nhận thông tin không chính xác từ đó hoạt động không đúng yêu cầu. Hơn nữa, nguyên nhân này còn có thể dẫn đến hàng loạt sự rối loạn và làm sản sinh ra telogen effluvium – một chất là nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới, rụng tóc, ảnh hưởng đến chu trình phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều đột ngột.
- Do hệ quả của một số bệnh: u dây thần kinh, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u não,…
- Người cao tuổi bị suy giảm chức năng tại một số cơ quan, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.
- Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,…
- Quan hệ tình dục không đều đặn.
- Uống quá nhiều rượu bia.
- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Một số tác động ngoại cảnh như tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật), người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động
Nguyên tắc điều trị và cải thiện tình trạng bệnh
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình thì phải tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner, sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh các biến chứng xảy ra. Nên nhớ 5 nguyên tắc cần chú ý:
- Người bệnh nên lưu ý là tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc vì có nhiều loại gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ, việc làm này nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chú ý nếu thiếu vi chất dinh dưỡng bổ sung những dưỡng chất cần thiết giàu microgram axit folic, chất xơ, vitamin B6, C, D và Folate sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ rối loạn tiền đình trở nặng. Nên tránh đồ có lượng đường, muối cao, chất kích thích như cafein, rượu, bia vì nó có thể dẫn tới hiện tượng ù tai và gây nên các cơn đau đầu đối với những ai bị mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình.
- Với những người cao tuổi hay bị nhức đầu đột ngột, sốt cao, thị lực, thính giác giảm nên đưa đi khám ngay. Đồng thời, tích cực điều trị các bệnh mãn tính: tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra, với những người bị chứng rối loạn tiền đình nên tắm rửa bằng nước ấm, trong phòng kín gió, vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể. Đặc biệt, vận động thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 2, 3 lần khoảng 60 phút. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng. Tránh ngồi quá lâu một vị trí và không nên đi bộ lúc trời lạnh hoặc quá nắng.
Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh rối loạn tiền đình, từ đó nên tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học sẽ là một phương pháp phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Nhận biết bệnh thiếu máu qua 5 dấu hiệu phổ biến
Nhắc đến thiếu máu, nhiều người liên tưởng ngay tới tình trạng đầu óc choáng váng, mệt mỏi. Đây chính […]