Beautiful Hair

Nhận biết bệnh thiếu máu qua 5 dấu hiệu phổ biến

“Nằm lòng” 5 dấu hiệu nhận biết của bệnh thiếu máu

Nhắc đến thiếu máu, nhiều người liên tưởng ngay tới tình trạng đầu óc choáng váng, mệt mỏi. Đây chính là biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh thiếu máu. Ngoài ra, có người bị thiếu máu nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng nên thường khá chủ quan. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm, tình trạng thiếu máu ngày càng trầm trọng, gây hại cho sức khỏe.

Vấn đề tim mạch không ổn định

Vấn đề tim mạch không ổn định do thiếu máu

Nồng độ hemoglobin trong máu thấp khiến cho tim hoạt động khó khăn hơn bình thường để bơm máu tới các bộ phận của cơ thể. Tim sẽ phải làm việc hết công suất để cung cấp oxy cho ta sử dụng vì thế dẫn đến nhịp tim không đều. Việc này khiến cơ thể thường xuyên hoạt động không đến mức hoặc đau đầu chóng mặt rất nguy hiểm. Ngoài ra, thiếu máu cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây lưu giữ nước và tạo thêm áp lực cho tim. Với bệnh thiếu máu mãn tính có thể dẫn đến phì đại thất trái, làm trầm trọng thêm suy tim sung huyết. Khi mắc chứng này, nhiều lúc bạn sẽ bất ngờ thấy lồng ngực trái đau thắt nhưng không thường xuyên, chính bởi vậy nó thường ít được chú ý đến.

Da và trong mí mắt dưới có màu nhợt nhạt

Da và trong mí mắt dưới có màu nhợt nhạt

Các tế bào hồng cầu có vai trò mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ carbon dioxide, mang lại màu sắc cho da. Nếu quá trình này diễn ra sai cách, cơ thể con người sẽ bị nhiễm độc và không nhận đủ oxy hay giảm lượng tế bào máu khiến da sẽ trở nên nhợt nhạt. Thay đổi sắc tố da là biểu hiện bên ngoài dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường, nhất là vùng bàn tay, phần bên trong mí mắt dưới và lưỡi. Tuy nhiên việc này phải diễn ra thường xuyên ngay cả khi bạn vẫn sinh hoạt điều độ. Nhiều người có thói quen thức đêm, ngủ không đủ giấc thường nghĩ mình bí thiếu máu nhưng không phải mà là dấu hiệu suy nhược cơ thể.

Móng tay giòn, môi bị khô nứt nẻ và rụng tóc

Móng tay giòn, môi bị khô nứt nẻ và rụng tóc

Nếu bạn nhận thấy móng tay của mình bị giòn hoặc phát triển một hình dạng giống như muỗng thì đây có thể là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh thiếu máu. Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, móng tay cũng cần dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, cứng cáp. Bên cạnh đó, thiếu máu cũng gây ra tình trạng môi khô, nứt nẻ, nhất là ở khóe môi. Thêm vào đó là tình trạng rụng tóc mà nhiều người nghĩ rằng chỉ do bệnh da đầu. Nhiều người chủ quan cho rằng môi nẻ là do đi gió, ánh nắng mặt trời, thời tiết hoặc do cơ thể thiếu nước nhưng thực tế, bệnh thiếu máu cũng gây ra những hiện tượng trên.

Cơ thể suy nhược do bệnh thiếu máu

Cơ thể suy nhược

Thiếu máu sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn ở bên trong để đáp ứng đủ năng lượng cho hoạt động bên ngoài mỗi ngày. Vì thế khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải. Theo tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt. “Thiếu sắt là tình trạng rối loạn dinh dưỡng phổ biến và phổ biến nhất trên thế giới, và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ và trẻ em” – Trang web của cơ quan y tế công cộng Quốc Tế cho biết.

Đây là loại khoáng chất cung cấp cho máu màu đỏ và là chất cần thiết để sản xuất hemoglobin, vận chuyển oxy khắp cơ thể. Nếu không có đủ lượng sắt, cơ thể sẽ thiếu oxy và phải vật lộn để thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày, dần dần, cơ thể mệt mỏi, dẫn tới hiệu suất hoạt động bắt đầu giảm đi.

Mất khả năng tập trung do máu lên não chậm

Mất khả năng tập trung

Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần oxy và máu để hoạt động tốt. Não không phải là ngoại lệ. Nếu não không được cung cấp đầy đủ oxy, hay nói cách khác là mức oxy đến não thấp hơn mức cần thiết, bạn sẽ không thể tỉnh táo hay tập trung tinh thần để suy nghĩ và làm việc. Thiếu máu cũng dẫn đếnrối loạn tiền đình, một chứng bệnh gây mất tập trung rất phổ biến.

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh thiếu máu, điều cần làm chính là đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cũng như bổ sung các thực phẩm chức năng, thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc theo chỉ dẫn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

cach-pha-thai-bang-rau-ram
Phá thai bằng rau răm có an toàn cho sức khỏe sinh sản?

Tại sao có thể phá thai bằng rau răm? Rau răm là loại rau thơm được sử dụng phổ biến […]

sau-khi-pha-thai-bao-lau-co-kinh-lai-binh-thuong
Sau khi phá thai bao lâu có kinh trở lại?

Phá thai bao lâu có kinh lại? Uống thuốc phá thai hay hút thai là phương pháp tác dụng khiến […]

benh-lupus-ban-do-co-lay-khong
Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh Lupus ban đỏ là gì? Bệnh Lupus ban đỏ hay còn có tên gọi khác là bệnh lupus là […]

hien-tuong-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong
Hạ đường huyết và cách phòng tránh tốt nhất

Nguyên nhân gây hạ đường huyết Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng phổ […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm