Beautiful Hair

Giải đáp thắc mắc: Bị hói đầu phải làm sao?


Tóc rụng nhiều tới mức hói đầu là trăn trở của cả nam và nữ giới. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì lâu dần, tóc trên đầu sẽ rụng hết, để lại những “mảng sân bay” trên đầu khiến bạn mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, hói đầu đang có xu hướng trẻ hóa và bạn không biết nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì và bị hói đầu phải làm sao? Đây là những câu hỏi khiến nhiều người bị rụng tóc, hói đầu thắc mắc. Chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng rụng tóc, hói đầu

Trên da đầu có khoảng hơn 100.000 sợi tóc, mỗi người rụng trung bình 30 -100 sợi/ngày là bình thường. Nếu thấy tóc rụng nhiều hơn con số này thì là dấu hiệu không bình thường, bạn cần theo dõi và kiểm tra xem mình có bị mắc phải một số bệnh lý khác không?

  • Tóc rụng nhiều khi bạn gội đầu
  • Rụng tóc trên 100 sợi mỗi ngày
  • Tóc rụng khi bạn đưa tay lên, vuốt nhẹ
  • Tóc rụng nhiều khi tóc ướt và khô
  • Ngủ dậy thấy tóc rụng nhiều
  • Tóc thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (nữ)
  • Tóc rụng từng mảng, gây hói nhẹ (nam)

Trường hợp rụng tóc do tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, thói quen chăm sóc tóc… các bạn có thể kiểm tra bằng cách kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi vào giữa 2 ngón tay (tay cái, tay trỏ) kéo mạnh, nếu có hơn 2 sợi bị rụng chứng tóc tóc của bạn đang gặp vấn đề. Khi bị nấm da đầu, gây rụng tóc thì bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt là trên thân tóc có các đốm trắng, da đầu bị bong tróc thành nhiều mảng.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, nam giới thời kỳ mãn dục, trung niên rụng tóc là dấu hiệu bình thường nhưng cần đến các cơ sở chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả.

2. Những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng hói đầu?

Như đã nói ở trên, bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng tỉ lệ nam giới mắc phải thường cao hơn. Theo nghiên cứu, bệnh hói đầu phần lớn là do di truyền. Rất nhiều trường hợp bị hói đầu do thừa hưởng gen di truyền từ người thân trong gia đình, nhất là từ bố hoặc mẹ.

– Stress, căng thẳng kéo dài: Làm việc với cường độ áp lực cao, căng thẳng kéo dài, thường xuyên phải di chuyển, thức khuya, thời gian làm việc không khoa học… là một trong những nguyên nhân dẫn đến hói đầu ở cả nam và nữ.

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Việc sử dụng chất kích thích, nhất là hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nạp quá nhiều đường, muối, thiếu protein, vitamin, các nguyên tố vi lượng và một số bệnh về chuyển hóa dinh dưỡng khác cũng rất dễ gây hói đầu.

– Thay đổi nội tiết tố: Sự suy giảm nội tiết tố ở cả nam lẫn nữ cùng sự gia tăng hormone giới tính DHT ở các mô chân tóc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc, tóc không mọc trở lại, dẫn đến hói đầu.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Trường hợp bạn đang mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm, hóa trị, xạ trị hay sử dụng một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng, dẫn tới hói một mảng lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

– Mắc một số bệnh về da đầu: Nấm da đầu, viêm chân tóc, viêm da tiết bã, vảy nến… gây bong tróc da đầu, viêm loét, rụng tóc kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, tình trạng hói đầu có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, chăm sóc da đầu sai cách, gội đầu bằng nước nóng, lạm dụng hóa chất tạo kiểu,…

3. Bị hói đầu phải làm sao?

Người thấp thì mong cao, người già mong trẻ lại, còn người hói đầu thì chỉ mong sao tìm được cách lấp đầy khoảng trống trên mái tóc, điều này vô tình gây ra ảnh hưởng về mặt tâm lý, sinh hoạt và công việc. Nếu vẫn đang băn khoăn “bị hói đầu phải làm sao?” thì dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu mà bạn có thể tham khảo.

– Điều chỉnh nồng độ DHT và testosterone bằng các loại thảo dược tự nhiên giúp cân bằng nồng độ hormone của cơ thể.

– Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc, tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đời sống sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện thể thao đều đặn.

– Lựa chọn loại dầu gội phù hợp có nguồn gốc tự nhiên, tránh các loại có chứa sulfate và khi gội đầu, chải đầu nhẹ nhàng, đúng cách.

– Luôn để tinh thần và đầu óc thư giãn, tránh áp lực, căng thẳng.

– Khi gặp dấu hiệu bất thường nào về mái tóc, đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về tóc và da đầu để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị.

– Trường hợp hói đầu do bệnh di truyền thì tóc sẽ rất khó có biện pháp nào giúp mọc tóc trở lại ngoài việc sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bị hói đầu phải làm sao?” cho những ai đang gặp phải tình trạng này. Hy vọng, khi đã xác định được nguyên nhân, bạn sẽ tìm được phương hướng điều trị một cách hiệu quả nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

diem-nhanh-6-nguyen-nhan-rung-toc-o-tuoi-18
Điểm nhanh 6 nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18

Tuổi 18 là thời điểm đánh dấu những bước kết thúc của quá trình dậy thì ở cả nam và […]

dia-chi-dieu-tri-rung-toc-hieu-qua-khong-nen-bo-qua
[Top 10+] Địa chỉ điều trị rụng tóc hiệu quả không nên bỏ qua

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để khắc phục hiện tượng rụng tóc như dùng các phương pháp […]

viem-da-dau-gay-rung-toc-phai-chua-tri-nhu-the-nao
Viêm da đầu gây rụng tóc phải chữa trị như thế nào?

I. Viêm da đầu gây rụng tóc là gì? Viêm da đầu  là kiểu bệnh lý do da đầu bị […]

bi-quyet-don-gian-tri-hoi-dau-o-nam-gioi-ban-nen-biet
Bí quyết đơn giản trị hói đầu ở nam giới bạn nên biết

Hói đầu là tình trạng khá phổ biến ở nam giới hiện nay, thường biểu hiện rõ rệt nhất khi […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm