Beautiful Hair

Bị hói đầu khi còn trẻ – Làm sao để khắc phục?

Theo thống kê từ Hiệp hội rụng tóc Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 25% nam giới dưới 21 tuổi đang phải đối mặt với tình trạng hói đầu sớm. Vậy nguyên nhân gì đã khiến nam giới bị hói đầu khi còn trẻ? Làm thế nào để cánh mày râu lấy lại mái tóc dày khỏe, phong độ và sự tự tin vốn có. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên do khiến nam giới bị hói đầu khi còn trẻ

Hói đầu ở nam giới thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể kém đi và hormone thay đổi. Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại, có không ít bạn trẻ chỉ ngoài 20 đã thấy tóc rụng nhiều, dần dần lộ ra những mảng hói mất thẩm mỹ.  Theo thống kê từ Hiệp hội rụng tóc Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 25% nam giới bị hói đầu sớm trước tuổi 21. Khoảng 66% nam giới hói đầu nhẹ từ tuổi 35. Vậy đây là nguyên nhân khiến hói đầu có xu hướng trẻ hóa?

1. Do di truyền

Nếu trong gia đình có người bị hói đầu (thường là ông/bố) thì con cháu sinh ra có nguy cơ cao bị hói đầu, chỉ là sớm hay muộn. Theo 1 nghiên cứu cho thấy có tới 85% người bị hói khi còn trẻ đều thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ.

2. Stress, căng thẳng

Theo kịp xu thế xã hội hiện đại, giới trẻ không những năng động mà còn phấn đấu không ngừng để có được vị thế cao trong xã hội. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa phải đối mặt với nhiều áp lực, stress. Vô tình nó gây ức chế sự phát triển của nang tóc. Tóc bước ra khỏi giai đoạn tăng trưởng sớm hơn bình thường khiến tóc rụng ngày càng nhiều.

3. Những thói quen xấu

Một số thói quen xấu như thường xuyên nhổ tóc; giờ giấc sinh hoạt không khoa học; thức khuya; ăn uống không đủ chất; giảm cân sai cách; sử dụng thuốc lá; rượu bia nhiều; lạm dụng hóa chất tạo kiểu;… làm nang tóc không có đủ chất dinh dưỡng nuôi tóc. Từ đó nang tóc yếu dần và dẫn đến gãy rụng.

4. Các bệnh về da đầu

Một số các bệnh lý về da đầu như vẩy nến; nấm da đầu… sẽ khiến chân tóc bị tổn thương. Nếu không điều trị dứt điểm thì phần tóc gãy rụng sẽ rất khó có thể phục hồi, nguy cơ hói đầu là rất cao.

5. Nguyên nhân khác

Chăm sóc tóc sai cách; sử dụng sai dầu gội; lạm dụng tạo kiểu tóc; thiếu dưỡng chất; sinh hoạt không điều độ;… là những thủ phạm góp phần làm nang tóc tổn thương và suy yếu. Theo thời gian, tóc bị yếu, mỏng đi và rụng nhiều.

Xem thêm: Cảnh báo tình trạng hói đầu ở tuổi 20

II. Cách khắc phục tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ

Bị hói đầu khi còn trẻ nếu không phải do bệnh lý thì về cơ bản không có ảnh hưởng gì nguy hiểm tới sức khỏe. Song nó lại là tác động rất lớn tới ngoại hình và sự tự tin của các bạn trẻ. Đặc biệt tình trạng hói sẽ tiến triển theo thời gian. Đường chân tóc sẽ rút dần về sau (ở nam) tạo thành hói chữ M, chữ U. Khi tóc liên tục gãy rụng nang tóc sẽ có nguy cơ bị teo lại, các chất bã nhờn sẽ lấp đầy vị trí đó khiến nang tóc mới không thể phát triển. Điều này sẽ khiến cho việc trị hói càng thêm phần khó khăn.

Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị hói đầu sớm. Hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời và đúng cách. Điều này không chỉ giúp bạn nắm được nguyên nhân mà còn có thể điều trị dứt điểm hói đầu.

Tùy tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp. Dưới đây là 1 số cách giúp cải thiện tình trạng hói đầu ở người trẻ để bạn tham khảo.

1. Thay đổi ngay thói quen sinh hoạt hàng ngày

Với giới trẻ, việc thay đổi giờ giấc không phải chuyện dễ dàng. Tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng rụng tóc, bạn cần lưu ý:

– Cân bằng dưỡng chất hợp lý; có chế độ ăn khoa học; đủ chất; thường xuyên rèn luyện thể thao

– Hạn chế các tác động lên mái tóc như: sấy ở nhiệt độ cao; uốn; nhuộm; cào gãi da đầu mạnh khi gội

– Hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày

– Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress

2. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Không thể phủ nhận sự tiện lợi và công dụng của thuốc mọc tóc. Hiện trên thị trường có khá nhiều loại thuốc Đông Y, Tây y, thuốc gia truyền. Bạn có thể dễ dàng đặt mua online, mua tại các cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc. Tuy nhiên, 1 số loại thuốc tiềm ẩn tác dụng phụ. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc uống theo kê đơn từ bác sĩ. Hạn chế của phương pháp này hiệu quả tùy vào cơ địa và tình trạng rụng tóc có thể quay trở lại nếu ngưng sử dụng thuốc.

3. Dùng tinh dầu hoặc mặt nạ ủ tóc tự nhiên

Có không ít người bị hói đầu khi còn trẻ áp dụng ủ tóc, dưỡng tóc bằng dầu dừa; tinh dầu bưởi; dầu ô liu… hoặc làm mặt nạ bơ, hành tây, sữa chua, chuối… để chăm sóc tóc. Cách làm này tuy có hiệu quả nhưng tốn khá nhiều thời gian và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

4. Cấy ghép tóc tự thân

Trường hợp đã áp dụng những cách trên mà tóc vẫn tiếp tục rụng và không mọc mới. Nhiều mảng hói đầu trắng xóa trên đầu, nang tóc bị hoại tử không thể phục hồi và dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn thì bạn nên tham khảo phương pháp cấy tóc tự thân tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế.

Các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng tóc và da đầu để xác định số nang tóc cần cấy ghép. Sau đó, dùng chính tóc ở phía sau đầu để chiết tách, chọn nang tóc khỏe mạnh và cấy vào vùng hói đầu.

Ưu điểm của cấy tóc tự thân

Quá trình cấy tóc hạn chế tối đa xâm lấn nên an toàn, không gây đau đớn và không tốn nhiều thời gian phục hồi. Tóc sau khi cấy có tỷ lệ sống lên đến 95%.

Kết quả mang lại sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Sau khoảng 1 – 3 tháng rụng tóc thay thân, sợi tóc mới bắt đầu mọc dài, sinh trưởng và thay thế theo chu kỳ, không lo tái rụng. Đây là tóc thật có đặc tính sinh học như những sợi tóc bình thường. Sau 6 – 9 tháng tóc đã mọc ổn định, kết cấu bền vững, giúp vùng thưa hói trở nên dày đẹp, mật độ đồng đều. Sau 1 năm có thể thoải mái tạo kiểu mà không lo hỏng tóc.

Xem thêm: Hình ảnh khách hàng đã cấy tóc tự thân

Nếu bạn đang bị hói đầu khi còn trẻ, đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và thử áp dụng những phương pháp trên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được phương pháp phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0243.219.1111 để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

hoi-dau-o-tuoi-20
Nguyên nhân hói đầu ở tuổi 20 và phương hướng điều trị

Hói đầu không chỉ xảy ra ở người trung niên, lớn tuổi mà tình trạng này đang có xu hướng […]

benh-hoi-dau-la-gi
Bệnh hói đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hói đầu

1. Hói đầu là gì? Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn nội tiết trong cơ thể. Điều này […]

bi-quyet-don-gian-tri-hoi-dau-o-nam-gioi-ban-nen-biet
Bí quyết đơn giản trị hói đầu ở nam giới bạn nên biết

Hói đầu là tình trạng khá phổ biến ở nam giới hiện nay, thường biểu hiện rõ rệt nhất khi […]

tong-hop-4-cach-chua-hoi-dau-o-nu-gioi-pho-bien-nhat-hien-nay
Tổng hợp 4 cách chữa hói đầu ở nữ giới phổ biến nhất hiện nay

Cách chữa hói đầu ở nữ giới như thế nào cho hiệu quả luôn là điều được chị em quan […]

ĐẶT HẸN TRỰC TUYẾN

Quý Khách hàng vui lòng nhập thông tin dưới đây để đăng ký đặt lịch khám

Nhập từ khóa cần tìm kiếm