Rụng tóc vành khăn ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị
I. Rụng tóc vành khăn ở trẻ em là gì?
Rụng tóc vành khăn là như thế nào? Đây là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành hình mũ xung quanh đầu. Trẻ em thường bị rụng tóc do trẻ mắc bệnh còi xương, thiếu vitamin D. Các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc và móng ở trẻ.
Bị thiếu vitamin D chân tóc sẽ dần bị yếu đi và dễ gãy rụng vì vậy khi nằm phần đầu của trẻ cọ xát với nệm sẽ tạo ra hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ.
II. Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn
Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nguyên nhân do thiếu các vi chất dinh dưỡng trong đó có vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó cơ thể bị thiếu kẽm, sắt và vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.
Rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp ở trẻ có độ tuổi dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng rụng tóc do thiếu vitamin D và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường gặp ở các lứa tuổi khác nhau, thậm chí ở độ tuổi 11 đến 12 tháng hoặc lớn hơn.
III. Top 3 cách điều trị cho trẻ bị rụng tóc vành khăn
1. Bổ sung vitamin D cho bé
Rụng tóc vành khăn ở trẻ cha mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho tóc của trẻ bằng cách sử dụng 1 ngày 2 giọt và có thể thêm 5ml canxi đến khi tóc của con mọc trở lại bình thường. Trước khi chữa tóc rụng hình vành khăn cho trẻ bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được xác định trẻ có đang trong tình trạng thiếu vitamin D hay không nhé.
Ngoài ra để trẻ hấp thụ thêm vitamin D bằng cách tắm nắng hàng ngày, thời điểm tắm nắng hợp lý và an toàn cho trẻ từ 8h đến 8h30 sáng mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút. Không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng quá mạnh vì tia cực tím rất hại cho bé.
2. Cho bé nằm ngủ đúng tư thế
Để tránh trường hợp bé bị rụng tóc hình vành khăn các bậc cha mẹ khi cho bé ngủ, không nên để bé nằm một tư thế quá lâu, nên kích thích bé xoay ngoài hạn chế để bé cọ xát nhiều với chăn gối.
Thời gian nằm giường với các tư thế cho bé như nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc lật úp không được quá 2 tiếng, nếu không tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sẽ tiếp tục diễn ra.
3. Cho bé ăn đủ chất
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn do thiếu chất, thiếu vi chất nên dinh dưỡng không đủ để nuôi dưỡng mái tóc khiến tóc bé ngày càng bị rụng. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày, người mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sữa nuôi con được chất lượng. Đối với trẻ đã đến tuổi ăn dặm, khẩu phần ăn cần đủ và ưu tiên các thực phẩm có chứa nhiều sắt như kẽm hay canxi.
Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ an toàn và hiệu quả nhất, sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích nuôi con khỏe mạnh, khôn lớn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TOP 7 dầu gội chống rụng tóc tốt nhất từ thiên nhiên
1. Dầu gội chống rụng tóc tốt nhất Việt Nam – Saroma Bồ Kết Saroma bồ kết là dòng sản […]
TOP 10 địa chỉ khám rụng tóc tốt nhất Việt Nam bạn nên biết
1. Bệnh viện Da liễu Trung ương Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Giờ làm việc: […]
7 Cách trị rụng tóc sau sinh an toàn cho mẹ và bé
I. Thế nào là rụng tóc sau sinh? Trung bình cứ 10 phụ nữ sinh con thì có tới 9 […]
Tổng hợp 20 cách trị rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay
I. Trị rụng tóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên 1. Sử dụng tinh dầu hương thảo Tinh dầu hương […]