Nối tóc có gây rụng tóc không và những tác hại tiềm ẩn tới sức khỏe
Nối tóc hiện đang là xu hướng được nhiều chị em ưa chuộng. Phương pháp này sẽ giúp bạn biến hóa mái tóc ngắn, thưa mỏng trở nên dài dày, bồng bềnh tức thì. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết nối tóc có gây rụng tóc không? Ảnh hưởng gì tới mái tóc không? Cùng chúng tôi tìm hiểu những tác động tiêu cực đằng sau việc nối tóc mà ít ai lưu tâm nhé!
I. Tại sao nhiều người hiện nay đi nối tóc?
Những chị em đang có mái tóc ngắn muốn sở hữu một mái tóc dài đẹp tự nhiên thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Cùng với đó là công sức, tiền bạc để chăm sóc tóc nhanh dài. Hiện nay, với công nghệ nối tóc, bạn có thể sở hữu “suối tóc” đẹp như mơ ngay tức thì. Mái tóc lúc này sẽ dài, dày và bồng bềnh đúng ý.
Thật khó để phủ nhận những lợi ích mà phương pháp nối tóc này mang lại. Thế nhưng, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện. Theo các chuyên gia làm đẹp, nếu bạn sở hữu mái tóc yếu dễ rụng, khô xơ hay chẻ ngọn, thậm chí là bị bệnh lý da đầu thì không nên thực hiện. Nó chỉ phù hợp cho những ai có mái tóc khỏe và cũng không nên quá lạm dụng.
II. Nối tóc có gây rụng tóc không?
Sau khi thực hiện phương pháp này, việc rụng tóc là điều không thể tránh khỏi. Tóc thật của bạn phải chịu 1 lực kéo đáng kể. Lâu dần, tóc thật càng bị kéo giãn, mất độ đàn hồi, chân tóc yếu, gãy rụng nhanh chóng. Trong quá trình này, nhiều chị em thường lầm tưởng tóc rụng giữa các khớp nối nhưng thực chất đó chính là tóc thật.
Nối tóc cũng là 1 trong những nguyên nhân làm chậm quá trình mọc tóc, khiến tóc lâu mọc hơn. Thậm chí, khi tháo những mối tóc nối nhiều chị em còn phát hiện ra 1 vài nơi trên da đầu bị lõm và không có tóc con mọc lên. Tình trạng này sẽ khiến mái tóc dần thưa thớt, mất đi sức sống, thậm chí là lộ ra những mảng hói thiếu thẩm mỹ. Đồng thời tóc cũng dần thô ráp do khó chăm sóc khiến chị em cảm thấy không tự tin.
Tham khảo : Tóc quá mỏng phải làm sao ?
III. Tác hại tiềm ẩn của nối tóc đối với sức khỏe
1. Khó chăm sóc và vệ sinh tóc
Với mái tóc tự nhiên sẽ rất dễ dàng để gội, sấy hay tạo kiểu. Tuy nhiên, tóc nối cần có 1 quy trình chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian hơn.
Nhiều chị em sau khi nối tóc xong còn hạn chế gội đầu. 1 phần là do tóc lâu khô. Đối với tóc thường chỉ cần khoảng 30 – 45 phút hong dưới quạt là có thể khô. Còn với tóc nối, đa số chúng ta phải dùng máy sấy. Tuy nhiên, tại các khớp, tóc thường không khô hoàn toàn.
Điều này khiến mái tóc không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều tác hại với tóc và da đầu. Ví dụ như mái tóc của bạn sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn, nấm trú ngụ, sinh sôi. Từ đó, sinh ra nhiều gàu hay các bệnh da đầu như nấm da đầu, viêm chân tóc. Vi khuẩn cũng có thể ẩn nấp trong các mối nối, khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Mặt khác, nếu không biết cách gội, sấy tóc còn có thể làm tóc bị rối, mất dáng, tóc thật bị rụng theo.
2. Ảnh hưởng đến da đầu
Nối tóc có thể gây ảnh hưởng tới da đầu bởi phần keo nối có thể nằm sát với chân tóc. Thành phần keo nối chứa nhiều hóa chất và khi nó tiếp xúc với da đầu có thể gây ngứa, kích ứng, viêm chân tóc…
3. Tóc bị hư tổn
Tác động của hóa chất sẽ làm tóc hư tổn, yếu, tóc khô xơ, chẻ ngọn. Lớp keo dính chính là nguyên nhân khiến tóc gặp phải tình trạng này. Chưa kể, khi nối tóc cũng cần sự can thiệp của nhiệt độ cao, dễ làm tóc bị khô gãy. Vậy nên, chị em cần sử dụng các sản phẩm ủ tóc cũng như dầu xả chất lượng tốt để phục hồi mái tóc mềm mượt.
4. Luôn cảm thấy khó chịu
Nếu đã quen với mái tóc tự nhiên suốt chừng ấy năm thì sau khi nối tóc, mái tóc trở nên dày cộm, không thoải mái. Trong sinh hoạt hàng ngày, bản thân bạn cũng phải lưu ý không hoạt động quá mạnh, tạo ra các ảnh hưởng vật lý lên tóc nối, hay buộc tóc quá chặt. Nếu bạn không khéo léo có thể sẽ làm bung mối nối và cả tóc thật, tóc nối đều bị rụng.
5. Sức khỏe nang tóc bị đe dọa
Hóa chất, các mối chì bấm nối tóc, keo nối đều có thể làm chân tóc bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nhiều bạn gái nối tóc thời gian dài sẽ tạo nhiều áp lực lên chân tóc. Theo thời gian, chúng ngày càng yếu đi do phải chịu sức nặng từ các mối nối tóc. Tóc có xu hướng yếu dần, liên kết lỏng lẻo và rụng dần.
IV. Lưu ý khi chăm sóc tóc nối
Khi quyết định nối tóc chị em cần lưu ý những điều sau để có một mái tóc như mong đợi lại không gây ảnh hưởng nhiều cho tóc thật:
– Tần suất hợp lý nhất để bạn gội đầu là 3 lần/ 1 tuần. Bạn cần chải tóc trước khi gội, không được vò tóc mà phải gội đầu theo chiều từ trên đỉnh đầu xuống, vuốt và massage nhẹ nhàng.
– Khi gội xong, dùng khăn thấm nước trên tóc, quấn tóc lại bóp nhẹ tóc cho ráo nước. Tuyệt đối không được vò hay kéo mạnh tóc vì lúc này tóc đang rất yếu và nhạy cảm.
– Để tóc nối không bị rối sau khi ngủ dậy bạn hãy buộc lỏng, tết sam nhẹ hoặc bọc tóc trong 1 chiếc khăn lụa, hất tóc sang 1 bên.
– Thời gian để tóc bạn dài ra là khoảng 2 – 3 tháng. Khi chân tóc dài ra thì bạn sẽ phải đến salon để gia cố lại các khớp nối. Bởi mối nối theo thời gian sẽ bị xô dịch hoặc bị rơi ra.
– Phần tóc nối nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, nước muối ở biển hay chất chlorine có trong nước ở hồ bơi.
– Tóc nối cũng không hấp thụ được các chất dinh dưỡng nên bạn cũng nên hạn chế để chúng tiếp xúc với hóa chất hay các phương pháp tạo kiểu như uốn, duỗi, nhuộm…
Tham khảo : Cách chăm sóc tóc gãy rụng trở nên chắc khỏe
V. Hướng dẫn cách kích thích tóc mọc dài mà không cần nối tóc
Nối tóc có gây rụng tóc không hẳn bạn đã nắm rõ. Về cơ bản, việc nối tóc không gây nguy hại cho sức khỏe con người nhưng nếu bạn lạm dụng thường xuyên nó sẽ gây nên nhiều vấn đề cho tóc thật cũng như da đầu. Thay vì nối tóc, để kích thích tóc mọc nhanh tự nhiên chị em có thể tham khảo 1 số mẹo dân gian, ủ tóc tại nhà bằng tinh dầu, massage da đầu hay đắp mặt nạ cho tóc.
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh hiệu quả và kích thích mọc tóc tối ưu bạn có thể tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế thực hiện gói liệu trình tăng trưởng tóc và chăm sóc da đầu chuyên sâu.
Các khâu thăm khám, điều trị được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa 10 năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đảm bảo có phác đồ điều trị hiệu quả, triệt để
Bạn sẽ được trải nghiệm hệ thống máy móc, thiết bị chuyên khoa tóc tối tân nhất hiện nay. Nhờ vậy, da đầu sạch sâu, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, đưa dưỡng chất vào tận sâu trong nang tóc. Từ đó, thúc đẩy việc phục hồi nang tóc suy yếu, kích hoạt các nang tóc bị teo, tăng cường sức sống, giảm lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc nhanh chóng chỉ sau 1 liệu trình.
Hy vọng, bài viết đã giúp bạn biết nối tóc có gây rụng tóc không? Hãy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện kỹ thuật nối tóc nhé. Chúc bạn có mái tóc khỏe đẹp, óng mượt như ý. Mọi thắc mắc có thể liên hệ Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 02432191111 để được tư vấn chi tiết.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Rụng tóc telogen effluvium: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Rụng tóc telogen effluvium (TE) là 1 chứng rụng tóc phổ biến, thường xảy ra đột ngột. Tóc rụng nhiều […]
Bạn đã biết uống gì để tóc mọc dày hay chưa?
Bạn muốn sở hữu một mái tóc dày đẹp, chắc khỏe thay vì một mái tóc thưa mỏng, thiếu sức […]
10+ CÁCH LÀM TÓC NHANH DÀI CHỈ TRONG 2 TUẦN
Mái tóc dài, dày và suôn mềm luôn là niềm tự hào của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vì […]
Bệnh hói đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hói đầu
1. Hói đầu là gì? Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn nội tiết trong cơ thể. Điều này […]
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Rụng tóc telogen effluvium: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
9:20 15 tháng 10, 2022